Nhân viên kinh doanh là người mang tới doanh thu, lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mức lương thưởng của vị trí này thường khá hấp dẫn và khơi dậy ý chí làm việc, hoàn thành KPI của nhân viên. Dưới đây là các chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

Bạn đang xem: Chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh

Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Công việc của nhân viên kinh doanh sẽ là tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Vì vậy chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh tùy theo quy mô và sản phẩm kinh doanh.

*
Mức lương của nhân viên kinh doanh thường phụ thuộc vào doanh số mỗi tháng

Tùy theo kinh nghiệm làm việc ở vị trí này mà bạn sẽ nhận được các mức lương thưởng khác nhau. Cụ thể như sau:

Chưa có kinh nghiệm: mức lương sẽ rơi vào khoảng 4-8 triệu/ tháng (chưa kể thưởng hoa hồng, thưởng KPI, thưởng doanh thu). Tổng thu nhập thực tế sẽ rơi vào khoảng 4-12 triệu/ tháng.Kinh nghiệm từ 1-3 năm: mức lương sẽ rơi vào khoảng 4-12 triệu/ tháng (chưa kể thưởng hoa hồng, thưởng KPI, thưởng doanh thu). Tổng thu nhập thực tế sẽ rơi vào khoảng 4-15 triệu/ tháng.Kinh nghiệm 3-5 năm: mức lương sẽ rơi vào khoảng 4-20 triệu/ tháng (chưa kể thưởng hoa hồng, thưởng KPI, thưởng doanh thu). Tổng thu nhập thực tế sẽ rơi vào khoảng 6-25 triệu/ tháng.

Các chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh phổ biến hiện nay

Cách tính lương cho nhân viên kinh doanh

Tính lương theo trách nhiệm

Với cách tính lương ngày, nhân viên kinh doanh sẽ nhận lương tương tự với các vị trí văn phòng khác. Theo đó bạn sẽ được đề xuất một mức lương cố định cho một tháng. Dù bạn làm nhiều việc hay ít việc, đem lại nhiều doanh thu hay ít doanh thu thì mức lương cũng sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên cách tính lương này chỉ áp dụng cho những nhân viên kinh doanh làm các công việc tiền hoặc hậu bán hàng, kiểm soát sổ sách, chăm sóc khách hàng. Những vị trí này thường không bị ép doanh số và sẽ nhận mức lương trung bình từ 5-7 triệu/tháng.

*
Có 2 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh là tính lương theo trách nhiệm và lương theo doanh sốTính lương theo doanh số

Chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh theo doanh số là cách tính đặc trưng của riêng bộ phận kinh doanh. Với cách tính này, lương của bạn sẽ được chia thành 2 phần: lương cứng và hoa hồng theo doanh số.

Mức lương cứng sẽ thường khá thấp và giao động trong khoảng 4-5 triệu/tháng. Còn mức lương hoa hồng theo doanh số sẽ được tính dựa trên số lượng sản phẩm, dịch vụ đã bán được trong tháng.

Cách tính này áp dụng cho những nhân viên kinh doanh muốn có sự đột phá về thu nhập. Bởi những vị trí này thường được giao các KPI doanh số nhất định. Nếu bạn làm việc hiệu quả, đạt được mức KPI thì mức thu nhập nhận được sẽ rất cao so với các ngành nghề khác trên thị trường.

Cách tính thưởng cho nhân viên kinh doanh

Bên cạnh lương thì chế độ thưởng cũng là yếu tố thu hút người lao động tới doanh nghiệp. Nhất là đối với vị trí nhân viên kinh doanh - những người trực tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức. Hiện nay có 3 cách tính thưởng cho nhân viên kinh doanh phổ biến tại doanh nghiệp là:

Cách 1 - Trích phần trăm cố định

Chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh theo kiểu trích phần chủ yếu áp dụng cho loại sản phẩm có giá trị tương đương nhau. Chính sách này sẽ đảm bảo sự công bằng cho tất cả các nhân viên vì đơn giá hàng hóa và mức độ công việc tương tự.

Ví dụ: Với mỗi sản phẩm bán ra, mức hoa hồng nhân viên được hưởng là 2%. Nếu khách hàng mua hóa đơn có giá trị 100.000.000 đồng thì nhân viên sẽ được nhận thưởng thêm số tiền là: 100.000.000 x 2% = 2.000.000

*
3 cách tính thưởng là trích phần trăm cố định, thưởng theo bậc thang và thưởng theo điều kiện

Cách 2 - Thưởng theo bậc thang

Với chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh, tổng doanh số của nhân viên kinh doanh sẽ được chia nhỏ ra mỗi khoảng, nhân với giá trị tương ứng rồi cộng lại. Một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính này:

Doanh nghiệp quy định mức hoa hồng cho mỗi khoảng doanh số là:

Doanh số đạt 0 - 200 triệu: hoa hồng 3%Doanh số đạt 200 - 500 triệu: hoa hồng 4%Doanh số đạt trên 500 triệu: hoa hồng 5%Giả sử bạn đạt doanh số 1 tỷ/tháng thì mức lương hoa hồng bạn được lĩnh trong tháng này sẽ là:200.000.000 x 3% + 300.000.000 x 4% + 500.000.000 x 5% = 43.000.000 đồng.

Cách 3 - Thưởng theo điều kiện

Với chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ đặt ra một mức doanh thu tiêu chuẩn. Nếu nhân viên kinh doanh đạt được doanh số vượt mức này thì sẽ được thưởng một khoản hoa hồng tương ứng.

Ví dụ: KPI của doanh nghiệp đặt ra cho sales là 100 triệu/ tháng. Nếu nhân viên vượt qua mức tiêu chuẩn này thì được nhận hoa hồng 2% từ phần doanh thu vượt tiêu chuẩn.

Trong tháng này, nhân viên A có doanh số 200 triệu, vượt 100 triệu so với mức quy định. Vậy số tiền thưởng hoa hồng mà nhân viên A được nhân trong tháng đó là:

100.000.000 x 2% = 2.000.000 đồng

Đây là những chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách tính thưởng nào còn phụ thuộc vào mô hình, dự án, sản phẩm kinh doanh. Nếu bạn đang muốn tìm việc nhân viên kinh doanh, truy cập ngay Top
CV để nhận được hàng ngàn cơ hội việc làm với mức lương thưởng hấp dẫn!

Tìm việc ngay

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được cách tính lương thưởng của doanh nghiệp của mình để tự tính được tổng thu nhập của mình mỗi tháng. Đừng quên truy cập Top
CV
mỗi ngày để cập nhật các kiến thức hữu ích về mọi lĩnh vực ngành nghề và đón xem những tin tuyển dụng hữu ích nhé.

Quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp là một trong những điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Nhưng các bước xây dựng quy chế lương thưởng như thế nào? Mẫu quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp như thế nào?… Các vấn đề liên quan đến quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp sẽ được New
CA giải đáp ngay sau đây.


Quy chế lương thưởng là gì?

Quy chế lương thưởng chính là văn bản do doanh nghiệp hay tổ chức lập quy định về các vấn đề liên quan đến tiền lương, cũng như tiền thưởng, đãi ngộ như tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ khó khăn,… đối với toàn bộ nhân viên làm việc ở trong công ty.

*

Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể xác định được khoản tiền tính lương, tính thưởng; hình thức tính lương và thời hạn trả lương cho nhân viên:

Thưởng là số tiền mà người sử dụng lao động (doanh nghiệp) thưởng cho người lao động (nhân viên) căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong quá trình lao động hay là thưởng vào những dịp lễ theo quy định của mỗi doanh nghiệp.

Các bước xây dựng quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp

Việc xây dựng quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp theo 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định doanh thu, lợi nhuận và quỹ lương trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Phần này là các cấp Ban Lãnh Đạo Công ty sẽ làm việc với Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự để tính toán doanh thu, chi phí bao gồm chi phí lương trong năm của nhân viên để tính toán ra một khoản quỹ lương tổng trước khi xây dựng quy chế lương thưởng.

Bước 2: Xác định hình thức trả lương cho nhân viên

Doanh nghiệp cần xác định hình thức trả lương cho người lao động (nhân viên) là trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hay theo lương khoán,… trước khi trả lương thưởng. Để từ đó có những quy định về chi trả và hướng dẫn tính lương phù hợp đối với Quy chế lương thưởng cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng hệ thống chức danh thành từng nhóm

Các nhóm công việc có cùng tính chất, mức độ phức tạp và trách nhiệm thì lập thành một nhóm chức danh. Yêu cầu chi tiết cho từng chức danh theo các yếu tố cơ bản như trình tự đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn cao, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện tốt công việc. Các vị trí khác nhau sẽ có phần phụ cấp và thưởng khi hoàn thành công việc khác nhau.

Bước 4: Xây dựng, đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho từng vị trí chức vụ

Nếu như doanh nghiệp bạn đánh giá hoàn thành công việc hàng tháng để chi trả lương, thưởng thì cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên khi áp dụng cách này, cần đảm bảo các tiêu chí phải thật rõ ràng, có thể lường trước được và hệ số thấp nhất khi nhân vào lương chính không làm giảm thu nhập của nhân viên xuống dưới mức tối thiểu vùng.

Bước 5: Ban hành, áp dụng, điều chỉnh ngay khi sai sót

Với bất kỳ một quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp nào được ban hành thì cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc các tình huống không lường hết được.

Trước khi áp dụng chính thức cần phải chạy dữ liệu bằng cách áp dữ liệu 3 tháng gần nhất trước đó để so sánh tính ưu việt của quy chế mới so với những quy chế cũ trước đó có phù hợp không.

Đồng thời khi mà áp dụng quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp mới cần phải tạo kênh nhận phản hồi cho nhân viên để liên tục xem xét, cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Vai trò của quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp

Bên cạnh những yếu tố thể hiện giá trị kinh doanh của doanh nghiệp như: ngành nghề kinh doanh, môi trường làm việc, uy tín thương hiệu,… thì tiền lương, tiền thưởng cũng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và người lao động (nhân viên).

*

Một chính sách lương thưởng hấp dẫn, phù hợp sẽ vừa đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế hoạch, vừa có thể tạo sự hài lòng và niềm tin nơi người lao động (nhân viên) làm việc có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.

Xem thêm: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs

Cơ chế lương thưởng còn là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng được thương hiệu nhà tuyển dụng với những giá trị hấp dẫn người lao động giúp thu hút nhân sự tiềm năng trong công tác tuyển dụng của mỗi công ty.

Các thông tin về quy chế lương thưởng của doanh nghiệp được trình bày rõ ràng, chi tiết ở bài viết trên. Mong những chia sẻ trên đây của New
CA có thể giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình điều hành công ty. Mọi thông tin thắc mắc có thể liên hệ chúng tôi ngay dưới đây: