

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG MN TRUNG NGUYÊN
Số: 43/KH-MNTN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trung Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
Giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập Năm học 2021-2022
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường. Trường mầm non Trung Nguyên lập kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập năm học 2021- 2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Bạn đang xem: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của UBND xã Trung Nguyên, phòng GD&ĐT Yên Lạc về công tácgiáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Giáo viên rất nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tình thương trách nhiệm cao, hết lòngvề sự tiến bộ của trẻ.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh với nhà trường cùng quyết tâm giáo dụccho trẻ khuyết tật hòa nhập với bạn bè với cuộc sống một cách tốt nhất.
2. Khó khăn:
- Hàng năm giáo viên không được tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập nên việc đánh giá năng lực của trẻ còn chung chung.
- Không có phương tiện và tài liệu dành riêng cho dạy trẻ khuyết tật.
3. Số lượng học sinh khuyết tật:
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Học lớp | Loại tật | Ghi chú |
1 | Đàm Xuân Dương | Nam | 5TA4 | Đa tật |
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC HÒA NHẬP:
1. Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những ngườihọc khác.
2. Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật học văn hóa, vui chơi giải trí, hòanhập cộng dồng, phục hồi chức năng và phát triển.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Nhiệm vụ:
1.1. Đối với nhà trường:
- Huy động tiếp nhận trẻ khuyết tật đến học;
- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật được thamgia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồngđể chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật.
1.2. Đối với lớp hòa nhập:
- Cần quan tâm, chia sẻ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp - Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà con chưa thực hiện được.
1.3. Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
- Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở lớp phụ trách theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhâncủa trẻ khuyết tật, của giáo viên;
- Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho trẻ khuyết tật;
- Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhậpdành cho trẻ khuyết tật.
1.4. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật:
- Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhậpcho trẻ khuyết tật.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của nhà trường.
- Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dụccá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáodục cá nhân của trẻ khuyết tật.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
* Giáo viên lập hồ sơ GDHNNKT của lớp gồm:
+ Kế hoạch GDHNNKT.
+ Danh sách người khuyết tật.
+ Sổ theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật.
+ Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật:
- Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân: mục tiêu hàng năm vàmục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện, người thực hiện;kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với trẻ học.
- Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của trẻ khuyếttật theo hướng dẫn của Bộ.
3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết qủa GDHNTKT:
3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục.
Căn cứ nội dung chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT đối với cấp học mầm non.
- Dựa vào khả năng nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ kế hoạch giáo dục cá nhân để xây dựng kế hoạch chung.
- Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp đề xuất miễn, giảm một số môn học nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân trẻ không thể đáp ứng được.
3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:
- Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dụccá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể.
- Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáoviên được phân công giảng dạy hoặc phụ trách trẻ khuyết tật.
- Việc đánh giá kết quả này, từng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhậnsự tiến bộ của trẻ.
IV. Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở kế hoạch này, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy trẻ khuyết tậtcụ thể và triển khai cho giáo viên giảng dạy ở lớp có học sinh khuyết tật thực hiệnnghiêm túc. Mỗi tháng có báo cáo về BGH tình hình giáo dục trẻ khuyết tật, để có biện pháp xử lí kịp thời./.
Kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho việc giáo dục trẻ khuyết tật được hra.edu.vn cập nhật. Với kế hoạch này thì các Cô có thể biết việc chăm sóc các bé đúng hơn.Kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho việc giáo dục trẻ khuyết tật được hra.edu.vn cập nhật. Với kế hoạch này thì các Cô có thể biết việc chăm sóc các bé đúng hơn. Với trẻ khuyết tật thì mọi thứ đều cần được cẩn trọng hơn.
Những đặc điểm chính của trẻ bị khuyết tật
Điểm mạnh: ( mặt tích cực về thể chất, nhận thức, kỹ năng, ngôn ngữ giao tiếp).
Thể chất: Trẻ khỏe mạnh sức khỏe nằm trong kênh A. Tự đi lại mà không cần giúp đỡ.Có thể tự đi lại, tự xúc ăn bằng tay phải.Khó khăn:
Thể chất: Trẻ chỉ có thể đi lại bình thường, nhưng không chạy, nhảy được. Nửa người trái cuả trẻ không tham gia được các hoạt động, trẻ không thể tự mặc quần áo hay đi vệ sinh …Giao tiếp: Trẻ không thể giao tiếp bình thường như các trẻ khác, hầu như trẻ chưa phát âm được câu có 2 – 3 từ. Trẻ không tự điều chỉnh được hành vi của mình. ( Từ khi trẻ đến lớp, trẻ chưa giao tiếp với bạn hay với cô bằng ngôn ngữ)Thính giác của trẻ không hoàn chỉnh (bên trái) trẻ chỉ có thể nghe rõ tai bên phải.Nhu cầu của trẻ:
Trẻ cần được chăm sóc giúp đỡ trong các hoạt động, và phục hồi chức năng.Được luyện nói bằng cánh hàng ngày cô thường xuyên giao tiếp.Khuyến khích trẻ tập nói theo cô câu có 2 từ trở lên.Tập cho trẻ những hành vi trong giao tiếp: Khi cô hay bạn đưa cho cái gì trẻ tự biết khoanh tay và nhận.Các giờ hoạt động khuyến khích trẻ cùng ngồi tham gia với bạn, trực tiếp hướng dẫn trẻ tham gia vào trò chơi lắp ghép, để trẻ tập luyện các cơ ngón tay trái.Cho trẻ khác rủ trẻ cùng tham gia vào các hoạt động để trẻ có điều kiện được giao tiếp với bạn trong lớp.Thường xuyên cho trẻ tự xúc cơm ăn một mình.Tự đi dép, giày cho trẻ tự tin vì mình cũng có thể làm được nhiều việc.Xem thêm: Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Bạo Lưc Học Đường, Dàn Ý Nghị Luận Về Bạo Lực Học Đường
Hình ảnh về kế hoặc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật



Với bản kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật này sẽ giúp các Cô hiểu được trẻ hơn. Biết được mong muốn cũng như những yêu cầu đặc biệt khi dạy bé. Các bé có sự tự ti riêng về bản thân nên việc dạy dỗ cũng sẽ khó khăn hơn bình thường.