Song song với sự phát triển của website trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ thì vấn đề bảo mật trang web cũng rất được quan tâm. Nếu một website sau khi hoàn thiện và không được bảo mật thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Vậy tại sao trang web bị lỗi bảo mật và bảo mật website như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để Website chuyên nghiệp giải đáp cho bạn nhé.

Bạn đang xem: Lỗi mà chủ sở hữu trang web sẽ thấy: tên miền không hợp lệ cho khóa trang web

*

Nguyên nhân trình duyệt web báo lỗi không bảo mật

Thực tế, lỗi bảo mật website đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu trình duyệt web báo lỗi không bảo mật thì nguyên nhân đó là do HTTPS. Thuật ngữ HTTPS được viết tắt bởi từ Hypertext Transfer Protocol Secure, đây là một giao thức Internet cho phép luồng thông tin giữa máy chủ (website) và máy khách (người đang truy cập vào web) được bảo mật tuyệt đối.

Tuy nhiên, mặc dù hiện nay thì phần lớn các trang web đều đã được chuyển sang giao thức HTTPS nhưng vẫn có một số trường hợp, website vẫn bị mắc lỗi bảo mật HTTPS khi bị gắn nhãn là không an toàn. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:

- Những cuộc gọi đến các tài nguyên không được an toàn của bên thứ ba như: CSS, Javascript và hình ảnh, những file này đều có đường dẫn không phải là HTTPS.

- Chứng chỉ SSL bị thiếu, không hợp lệ hay thậm chí là đã hết hạn.

Để biết được trang web của mình có bị lỗi bảo mật https hay không thì bạn hãy truy cập vào trình duyệt Chrome, nếu ở bên trái tên miền trong thanh địa chỉ xuất hiện nhãn “không an toàn” mà không có ổ khóa thì tức là trang web đang không được an toàn.

*

Website không bảo mật sẽ gây ra những tác hại gì?

1. Website dễ bị hacker xâm nhập

Trang web bị lỗi bảo mật sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với website của bạn bởi chúng sẽ giống như ngôi nhà không có cửa và là cơ hội để hacker xâm nhập vào bên trong, từ đó đánh cắp mọi thông tin, dữ liệu quan trọng của bạn. Khi toàn bộ mọi thông tin bị đánh cắp thì chắc chắn, công việc kinh doanh mà bạn gầy dựng sẽ phải tạm dừng lại do cần tạo website mới. Đương nhiên lúc này, mọi công đoạn phát triển trang web sẽ phải bắt đầu lại từ con số 0.

2. Khách hàng rời bỏ

Không khách hàng nào cảm thấy thích thú với việc mọi thông tin cá nhân của mình đều bị đánh cắp và phục vụ cho những mục đích xấu, ví dụ như: lộ số tài khoản, tống tiền, bán ra chợ đen, đánh cắp tiền trong thẻ ngân hàng, ví điện tử, quyền sở hữu trí tuệ,....

Ngoài ra, khi khách hàng truy cập vào trong website của bạn để tìm hiểu thông tin nhưng bất ngờ khi thấy trên web xuất hiện dòng cảnh báo về lỗi bảo mật thì chắc chắn, họ sẽ thoát ra ngoài ngay lập tức và không bao giờ cung cấp thông tin hay quay lại một lần nào. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng và sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của mình.

3. Thứ hạng trên Google tụt xuống

Google đã từng đưa ra một công bố rằng, nếu website không được bảo mật bởi dịch vụ SSL thì rất dễ bị ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu website báo lỗi không bảo mật thì sẽ có thứ hạng thấp hơn so với những trang web được bảo mật tuyệt đối. Nguyên nhân là vì Google chính là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay cho người dùng nên chỉ trang web nào mang lại giá trị cho người dùng thì website đó mới được ưu tiên xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, trong đó gồm cả vấn đề bảo mật.

*

Cách sửa lỗi trang web không bảo mật

Thật ra, cách khắc phục lỗi bảo mật của website thật ra không khó như tưởng tượng, bởi chỉ với 5 bước dưới đây thì trang web của bạn đã được bảo mật một cách tuyệt đối.

Bước 1: Cài đặt chứng chỉ lớp cổng bảo mật (SSL)

Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành cài đặt chứng chỉ SSL nhằm đảm bảo an toàn cho trang HTTP của mình. Khi tiến hành cài đặt chứng chỉ này cho website, một số trao đổi sẽ ngay lập tức được diễn ra và nó cung cấp một phiên bản an toàn cho trang web của bạn khi khách truy cập vào.

*

Bước 2: Đảm bảo các liên kết bên trong và bên ngoài đều sử dụng HTTPS

Để giúp cho các liên kết bên trong và bên ngoài website được hoạt động một cách hiệu quả, bạn hãy thay đổi toàn bộ chúng HTTPS. Đây là một bước vô cùng quan trọng và bạn cần phải thực hiện vì HTTPS sẽ hỗ trợ trang web của bạn rất nhiều trong vấn đề bảo mật.

Bước 3: Xác minh website trong Google Search Console

Sau khi đã hoàn thành xong việc cài đặt chứng chỉ SSL, đồng thời đảm bảo toàn bộ mọi liên kết trong website đã được chuyển sang HTTPS thì bạn hãy tiến hành xác minh cả phiên bản HTTP và HTTPS của trang web trong Google Search Console. Lúc này, domain của website cũng sẽ được cài đặt thành phiên bản HTTPS và người xem khi truy cập vào trang cũng sẽ được phục vụ trên một phiên bản an toàn tuyệt đối.

Bước 4: Đảm bảo rằng các URL HTTP được chuyển hướng

Tại bước này, bạn sẽ cần đảm bảo các URL HTTP của mình được tham chiếu đến phiên bản HTTPS bằng cách tạo chuyển hướng 301 ngay trên website.

Bước 5: Cập nhật sơ đồ trang XML

Bước cuối cùng để sửa lỗi trang web không bảo mật đó chính là cập nhật sơ đồ trang XML của mình, kết hợp tham chiếu các phiên bản HTTPS của các trang ngay trên web. Sitemap của bạn sẽ đóng vai trò như một tấm bản đồ chỉ đường cho khách hàng truy cập vào website cũng như Google, mục đích cuối cùng là để họ có thể dễ dàng điều hướng trang web.

Giải pháp hỗ trợ lỗi không bảo mật website miễn phí

Có lẽ thông qua những nội dung ở trên, các bạn cũng đã hiểu được nguyên nhân và cách sửa lỗi trang web không bảo mật trên trình duyệt của người dùng khi truy cập vào web. Có thể thấy, dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng lý do khiến website bị lỗi bảo mật vẫn là do chưa được cài đặt chứng chỉ SSL và chuyển hướng qua giao thức HTTPS. Vậy nên, nếu bạn đang cần được khắc phục lỗi này thì có thể liên hệ với công ty Phương Nam Vina để được chúng tôi hỗ trợ.

*

Tóm lại, bảo mật website là một vấn đề cần thiết mà bất cứ ai khi sở hữu một trang web đều sẽ phải quan tâm bởi nếu không, nó không chỉ để lại ảnh hưởng xấu đến website mà còn làm giảm uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên mà việc cài đặt chứng chỉ SSL cho tên miền sẽ giúp bạn khắc phục lỗi không bảo mật một cách hiệu quả, an toàn và giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.

Website là công cụ không thể thiếu trong bất cứ hoạt động gì, từ kinh doanh cho đến học tập, giải trí. Nó có khả năng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá thông tin tuyệt vời với mức phí thấp, hiệu quả cao.Tuy vậy, sự xuất hiện của các sự cố URL thường mang đến tác động xấu đối với trang web. Làm thế nào để khắc phục lỗi URL? hra.edu.vn sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Lỗi URL không hợp lệ là gì?

Lỗi URL không hợp lệ là sự cố rất hay gặp khi xử lý dữ liệu. Nó khá thường thấy trong SEO đồng thời khiến khả năng lên top của trang web giảm đi. Khi gặp sự cố do lỗi URL, người dùng sẽ không thể truy cập vào website theo một đường dẫn sẵn có mà thay vào đó, giao diện sẽ hiển thị thông báo "Invalid URL".

*

Lỗi URL không hợp lệ là gì?

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi URL không hợp lệ hiệu quả

Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi URL và làm thế nào để khắc phục sự cố này là câu hỏi chung của không ít người. Dưới đây, hra.edu.vn sẽ giúp bạn tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi này. 

Sai định dạng URL 

Trong rất nhiều trường hợp, lỗi URL xuất hiện khi đường dẫn của website bị định dạng sai. Điều này dẫn đến việc trình duyệt không thể xử lý yêu cầu truy cập của người dùng và tự động trả về thông báo URL không hợp lệ. Lúc này, để khắc phục lỗi URL, bạn cần chỉnh sửa lại định dạng đường dẫn sao cho thỏa mãn yêu cầu chung của một URL. 

URL chứa ký tự đặc biệt hoặc dấu cách

Dấu cách hoặc các ký tự đặc biệt xuất hiện trong đường dẫn cũng là nguyên nhân khiến URL không hợp lệ bởi Google không thể xử lý đường dẫn có hai loại ký tự này. URL chứa hai loại ký tự này chắc chắn sẽ bị báo lỗi khi gửi yêu cầu truy cập đi.

*

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi URL không hợp lệ hiệu quả

Cách khắc phục lỗi URL trong trường hợp này là thay thế dấu cách và những ký tự đặc biệt trong link bằng các ký tự hợp lệ. Ví dụ, bạn có thể thay dấu cách bằng space; gạch chéo ngược bằng (/); & bằng and,...

Một nguyên nhân khác khiến URL bị lỗi là nó chứa một URL tương đối khác. Để khắc phục lỗi URL này, hãy đảm bảo đường dẫn của bạn bắt đầu bằng “http://”, đồng thời nó có chứa tên miền của bạn. Khi đường dẫn bắt đầu bằng ký tự trên thì nó không phải một URL tương đối và Google có thể xử lý được.

Một số lỗi tương tự lỗi URL không hợp lệ

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo về một vài sự cố tương tự như lỗi URL không hợp lệ dưới đây:

Lỗi 400 Bad Request 

Một sự cố tương tự lỗi URL nữa mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải là lỗi 400 Bad Request. Đây là sự cố HTTP xuất hiện khi người dùng gửi yêu cầu (thường là yêu cầu đơn giản) đến máy chủ website nhưng máy chủ phản hồi, xử lý các yêu cầu đó không chính xác. Sự cố này thường xảy ra do người truy cập nhập sai địa chỉ URL. Vì vậy mà bạn có thể khắc phục bằng những biện pháp đơn giản như xóa cookie trên trình duyệt, kiểm tra lại đường dẫn hoặc xem lại kết nối mạng của mình.

Nếu vấn đề vẫn không giải quyết thì chứng tỏ nguyên nhân gây ra lỗi không nằm ở phía thiết bị, hãy hoặc tắt máy tính rồi truy cập lại vào lúc khác.

Lỗi không tìm thấy URL (404 not found) 

Lỗi không tìm thấy URL hay lỗi 404 not found là lỗi HTTP 404 cho biết người dùng đang truy cập vào một trang web bị lỗi máy chủ. Thông thường lỗi này hay xuất hiện với trang web cá nhân do mã code bị sai, chưa thay đổi URL hoặc sai sót mod_rewrite. Sự cố ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng, lượt traffic và Seo.

Để khắc phục lỗi 404, bạn có thể F5 lại trang, kiểm tra ký tự đường dẫn, sửa lại đường dẫn, xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt, đổi máy chủ DNS,... Trong trường hợp không thể tự xử lý, bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để có thể tìm hiểu hoặc yêu cầu hỗ trợ.

Xem thêm: Thủ Tục Chuyển Đổi Giấy Phép Lái Xe Nước Ngoài Sang Việt Nam Uy Tín

*

Một số lỗi tương tự lỗi URL không hợp lệ

Trên đây là những nguyên nhân gây ra sự cố về đường dẫn và cách khắc phục lỗi URL cụ thể cho từng trường hợp. Lỗi URL gây ra rất nhiều sự bất tiện và trải nghiệm không tốt cho người dùng khi truy cập website song nó cũng không quá khó xử lý.