Một CV hoàn chỉnh sẽ không thể thiếu phần giới thiệu về mục tiêu nghề nghiệp của người ứng tuyển. Cùng Top
CV
tham khảo ngay cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn nhất!

*
Chú ý đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp trong CV để gây ấn tượng

Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp sớm

Mục tiêu nghề nghiệp còn có tên gọi tiếng Anh là Career Objective/Job Objective, là khái niệm chỉ những điều bạn mong đợi ở sự nghiệp tương lai. Từ một mục tiêu kết quả cụ thể, bạn có thể vạch ra rất nhiều đường đi để đạt đến đích thành công. Chẳng hạn như: mục tiêu của bạn là trở thành một content writer chuyên nghiệp, từ đó bạn cần nêu ra các việc cần làm để phát triển kỹ năng từ những công việc liên quan.

Bạn đang xem: Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh ngành ngân hàng

Nhìn chung, mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định và giải thích rõ ràng hơn về dự định sự nghiệp của một cá nhân nào đó. Tuỳ vào từng đối tượng mà mục tiêu nghề nghiệp sẽ có thêm nhiều vai trò cụ thể.

Đối với những học sinh/sinh viên trẻ chưa đi làm

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường sẽ giúp sự nghiệp sau này có tiền đề tạo dựng vững chắc. Nếu sớm biết bản thân muốn đi theo ngành nghề nào thì các bạn trẻ có thể tập trung hơn trong việc học những nhóm môn cụ thể. Chẳng hạn như: khối Tự nhiên (Toán, Lý, Hóa), Xã hội (Văn, Sử, Địa) hoặc thậm chí là Nghệ thuật (âm nhạc, mĩ thuật…). Ngoài ra, tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động xã hội cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ không có mục tiêu rõ ràng sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và chán chường với công việc, còn khi bạn xác định được công việc phù hợp thì mỗi ngày đi làm đều sẽ giúp bạn phát huy hết khả năng.

*

Đối với những người đi làm

Một người trưởng thành biết trân trọng mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ có lợi thế về quản lý thời gian hiệu quả và tự tin hơn trong công tác. Ngoài ra, nếu bạn đã đi làm và muốn chuyển tới nhiều vị trí cấp cao hoặc nơi làm việc trong mơ khác thì đừng quên ghi chú phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho chuyên nghiệp và bày tỏ đúng nguyện vọng cá nhân nhé!

Đối với nhà tuyển dụng

Một khi mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa đôi bên sẽ trở nên gắn kết. Khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng thường hay hỏi về mục tiêu công việc để biết ai là người có khả năng gắn bó lâu dài và ai là kẻ “cả thèm chóng chán”.

Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV đơn giản và chính xác nhất

Có rất nhiều cách xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, nếu công cuộc tìm việc làm của bạn còn đang gặp nhiều phân vân hoặc chính bạn cũng đang chưa biết nên đi theo hướng nào thì hãy thử sắp xếp suy nghĩ theo mô hình mục tiêu SMART.

Mô hình SMART được triển khai trên 5 từ khóa: Specific - tính cụ thể, Measurable - tính đo lường, Attainable - tính khả quan, Relevant - tính thực tế, và Time-Bound - tính ràng buộc về thời gian.

*
Học theo mô hình SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

S – Specific

Không nên đặt mục tiêu quá mông lung, như: trở thành triệu phú, trở thành người nổi tiếng…mà hãy cụ thể hóa thành: kiếm được 100 triệu trước 30 tuổi, có 1k người theo dõi trên kênh You
Tube cá nhân…

M – Measurable

Hãy gắn mục tiêu với những con số đo, đếm được. Ví dụ: bạn muốn bán được 10 đơn hàng online trong 1 ngày thì ít nhất phải bán được 7 đơn trong thực tế để tránh lỗ vốn. Đo lường hiệu quả sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong các mục tiêu liên quan đến tính toán.

A – Attainable

Mục tiêu nghề nghiệp nên cân sức dành đối với khả năng của bạn. Đừng vì quá tham công tiếc việc mà chọn mục tiêu khó thực hiện về cả thể chất, tinh thần lẫn vật chất. Bạn có 10 phần thì nên đặt mục tiêu từ 8-10 phần đó chứ không nên đặt quá tới 20 phần hoặc chỉ đặt ở mức 2-3 phần ít ỏi. Mục tiêu là để tạo cảm hứng phát triển, dù dễ dàng hay khó nhằn quá cũng đều làm bạn thêm rối.

R – Relevant

Tính thực tế cũng là một yếu tố cần thiết. Bạn nên xác định mục tiêu có thực, phù hợp với môi trường xung quanh. Tránh đặt mục tiêu quá “mộng mơ” như trúng xổ số hay kết hôn với một người giàu có!

T – Time-Bound

Các mục tiêu nghề nghiệp đề ra nên có deadline hoặc ít nhất là một lượng thời gian nhất định để thực hiện. Ví dụ: trở thành quản lý trong 5 năm tới, cộng tác với 3 báo nữa trong vòng 1 năm...Thói quen thiết lập thời gian sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn bạn nghĩ đấy!

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào?

Trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp nói riêng cũng như rất nhiều đề mục khác nói chung trong CV, người viết luôn phải chú ý tới các quy tắc cơ bản về chính tả, bố cục, ngữ pháp và nội dung sao cho trung thực, logic.

*
Mục tiêu nghề nghiệp thường được trình bày ngắn gọn ở đầu trang CV

Riêng đối với dòng giới thiệu về mục tiêu trong nghề nghiệp thì còn nên chú ý về độ dài bởi sự ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng giúp người đọc nhìn thẳng vào vấn đề hơn. Hơn nữa, chớ quên điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp trong CV gửi đến nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Sinh viên trẻ thường gửi CV cho nhiều đơn vị sự nghiệp khác nhau nên hãy chú ý để tránh lẫn lộn nội dung trái ngành.

Dưới đây là một số mẫu câu hay dành để tham khảo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:

Tìm kiếm vị trí Phóng viên mảng Tin tức với một công ty truyền thông hoặc tòa soạn uy tín. Mong muốn làm việc tại nơi có thu thập tốt và kỷ luật nghiêm chỉnh. Bản thân là chuyên viên tận tâm và năng nổ với 3 năm kinh nghiệm, cởi mở làm việc trong môi trường 24/7.Mong muốn tiếp tục sự nghiệp giáo dục bằng cách áp dụng kinh nghiệm 5 năm giảng dạy tại trường mầm non với các học sinh thuộc nhiều nền văn hóa và hoàn cảnh khác nhau.Bản thân luôn cầu tiến, chăm chỉ và tháo vát với nhiều thành tích trong việc thực hiện các chiến lược tiếp thị thành công, thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Hy vọng tìm kiếm cơ hội công việc tại vị trí Cộng tác viên Tiếp thị sản phẩm tại công ty ABC để tối đa hóa nhận thức về thương hiệu và doanh thu thông qua truyền thông tiếp thị tích hợp.
*
Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp mà bạn nên biết
Bản thân yêu thích sáng tạo, thích viết lách và đam mê truyền thông xã hội. Tôi tìm kiếm vị trí Nhà phân tích tiếp thị nội dung & truyền thông xã hội để chuyển đổi thông tin và quy trình kỹ thuật thành những câu chuyện có ảnh hưởng đến xã hội.Thành tích học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng động và đã có 4 năm kinh nghiệm chuyên môn cũng như kiến thức xuất sắc về mô hình và báo cáo tài chính. Có bằng MBA về Tài chính tại Đại học ABC.Sinh viên mới tốt nghiệp ngành Tài Chính, tìm kiếm vị trí Chuyên viên phân tích tài chính và kế toán để tối đa hóa kiến thức và kinh nghiệm với các công cụ và hệ thống kế toán có giá trị nhằm tạo ra phân tích chính xác dữ liệu từ nhiều nguồn.Với bằng Quản lý của Đại học ABC và kinh nghiệm thực tập tại XYZ, tôi mong muốn được phát triển các kỹ năng lãnh đạo và quản lý vững chắc. Từ đó, tôi tìm kiếm các công việc quản lý để đưa ra những ý tưởng sáng tạo, cách tiếp cận phân tích cùng với kiến thức sản phẩm vượt trội và khả năng tổ chức tốt.Chuyên gia bán hàng với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan và đạt trình độ chuyên môn tốt. Mong muốn trở thành Cộng tác viên bán hàng tại công ty ABC để phát triển thêm và đóng góp cho công ty.

Lời kết

Như vậy, có thể thấy mục tiêu sự nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong bộ sơ yếu lý lịch cũng như là bước đầu làm nên sự thành công sự nghiệp. Hãy viết cho mình những mục tiêu công việc thật ấn tượng để làm nổi bật CV giữa hàng trăm ứng viên khác. Hy vọng bài viết này của Top
CV.vn đã cho bạn hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp thật hay trên CV!

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm đúng với mục tiêu nghề nghiệp thì hãy lên ngay Top
CV để tìm kiếm được những tin tuyển dụng từ những nhà tuyển

CV để ứng tuyển vào những vị trí công việc yêu thích với đãi ngộ xứng đáng

Trong một CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng nhất nhằm thu hút tối đa sự chú ý của nhà tuyển dụng đến bạn. Vậy làm cách nào để tạo được điểm hấp dẫn ngay từ bước nộp CV. Chúng tôi sẽ giúp bạn với các cách viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh cực thu hút. Tham khảo ngay:

———

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

——–


NỘI DUNG CHÍNH

2 Nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh3 Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng Tiếng Anh

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Để có thể chia sẻ về điều này chúng ta cần biết đến mục tiêu nghề nghiệp là gì? Mục tiêu nghề nghiệp là một trong các mục quan trọng trong CV xin việc. Đây được xem như một lời quảng cáo, PR cho bản thân bạn giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn. Nội dung của phần này sẽ là mô tả những dự định, mong muốn trong quá trình làm việc của bạn, những định hướng và mục đích đóng góp của bạn dành cho doanh nghiệp, định hướng ngắn hạn và dài hạn.

*
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh

Một CV thông thường bằng tiếng Việt có lẽ quá đơn giản. Nhưng nếu bạn lựa chọn viết mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh thì chúng tôi dám cá rằng đó chính là ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng, tham khảo ngay các nguyên tắc sau đây:

Ngắn gọn và đơn giản (Kiss – Keep it short and simple)

Keep it short and simple – hiểu đơn giản là bạn cần viết nội dung phần này ngắn gọn và súc tích nhất. Hãy đi vào thẳng vấn đề chính, đừng viết lan man, dài dòng. Các nhà tuyển dụng sẽ không dành quá nhiều thời gian để đọc hết nội dung mà bạn viết trong CV. Những bản CV ngắn gọn nhưng ấn tượng, đầy đủ nội dung cần thiết sẽ thu hút họ hơn là những CV dài ngoằng.

*
Nguyên tắc viết MTNN bằng tiếng anh

Những gì sẽ mang lại cho họ (What’s In It For Them)

Đừng nói về điều bạn mong muốn mà hãy nói về điều bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp. Đó mới chính là thứ nhà tuyển dụng cần ở nhân viên của mình. Hãy nêu rõ để họ thấy được bạn một lòng mong muốn được đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Đồng thời hãy nêu thêm mong muốn về việc đạt được mục tiêu ở một vị trí công việc nào đó nhất định. Hãy thể hiện bạn có thể phát triển và đóng góp cống hiến cho doanh nghiệp.

Cụ thể (BS – Be Specific)

Hãy nói cụ thể, tránh nói chung chung. Đây là sai lầm của nhiều ứng viên trong quá trình viết mục tiêu của mình. Đa số các ứng viên sẽ hướng đến việc mong muốn thăng tiến trong công việc nhưng lại không nêu rõ, cụ thể là mục tiêu phấn đấu thăng tiến lên vị trí nào, chức vụ nào.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng Tiếng Anh

Dưới đây là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Theo dõi và lưu lại ngay nhé!

Mục tiêu ngắn hạn (Short Term)

Mục tiêu ngắn hạn ở đây có nghĩa là điều bạn làm trong tương lai gần, sắp tới. Đó có thể là hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau hay tháng này, năm này,…

Mục tiêu ngắn hạn là điều mà bạn mong muốn hoàn thành sớm nhất có thể. Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của mình là gì thì nên nghiên cứu kỹ vị trí mình ứng tuyển để có thể đưa ra những mục tiêu phù hợp nhất. Chẳng hạn như:

Bạn sẽ phấn đấu học thêm các khóa học bổ trợ kỹ năng cho công việc của mình
Phấn đấu là nhân viên đạt doanh số bán hàng cao nhất trong 6 tháng đầu năm.Sau khi vào công ty trong vòng 5 tháng sẽ lên vị trí leader.
*
Cách viết mục tiêu NN bằng Tiếng Anh

Mục tiêu dài hạn (Long Term)

Mục tiêu dài hạn thường sẽ là mục tiêu từ 1 năm trở lên. Để thực hiện mục tiêu này cần có thời gian và kế hoạch, không phải muốn là thực hiện ngay được.

Trong CV xin việc bạn có thể nêu mục tiêu dài hạn là những điều bạn muốn phấn đấu trong quá trình làm việc tại công ty. Chẳng hạn như: mục tiêu trở thành chuyên viên marketing cao cấp, trở thành chuyên viên hoặc quản lý, phó phòng, trưởng phòng,…

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng với CV là điều hết sức cần thiết. Vậy sinh viên mới tốt nghiệp nên ghi mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để tạo được ấn tượng tốt nhất:

Hãy đưa ra mục tiêu và tham vọng của bạn với vị trí ứng tuyển và với công ty.Nêu mục tiêu dài hạn và ngắn hạn rõ ràng.Đưa ra được định hướng, tầm nhìn giúp công ty phát triển hơn nữa.Câu từ ngôn ngữ cần thể hiện được sự trung thực và tinh thần nhiệt huyết với công việc.Hãy cố gắng nêu phần này ngắn gọn, súc tích, tạo ấn tượng trong từng câu.

Xem thêm:

Đảm bảo về độ ưu tiên trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Bạn có nhiều mục tiêu, tất cả chúng đều quan trọng với bạn đặc biệt là trong một dịp xin việc bạn muốn được thể hiện hết cho nhà tuyển dụng xem. Thế nhưng bạn chẳng thể nào thể hiện được chúng cùng một lúc mà chỉ có thể sắp xếp trước sau. Chính vì vậy mà cần đảm bảo độ ưu tiên trong các mục tiêu nghề nghiệp. Hãy xem xét mục tiêu nào quan trọng nhất chủ chốt nhất và có nhiều khả năng thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng,… từ đó có được sự sắp xếp hợp lý và hiệu quả nhất

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh hay

Để có thể có thêm nhiều lựa chọn cho mình, mời mọi người tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay bằng tiếng Anh sau đây:

To become an expert in Hospitality Management ( trở thành chuyên viên giỏi trong lĩnh vực quản trị Nhà hàng – Khách sạn).To work hard & with integrity and apply my project execution skills to achieve personal as well as organizational goals (làm việc chăm chỉ và áp dụng những kĩ năng điều hành quản lí dự án để đạt được mục tiêu của bản thân cũng như của doanh nghiệp).Seeking a responsible job with an opportunity for professional challenges (tìm kiếm một công việc đòi hỏi trách nhiệm và thử thách).To use my skills in the best possible way for achieving the company’s goals (sử dụng kiến thức của tôi theo cách tốt nhất để đóng góp cho việc đạt được mục tiêu của công ty).

Như vậy, với cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích để mọi người có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc các bạn may mắn!