“Tôi là giáo viên tiểu học đã được 2 năm. Tôi cảm thấy việc dạy học của mình đã vô cùng tốt, thậm chí đã dạy nâng cao khá nhiều lớp. Vừa rồi nhà trường có yêu cầu về chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các chứng chỉ module. Không hiểu vì sao giáo viên tiểu học phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vậy ạ? Và cụ thể về mẫu module bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học như thế nào?”

Như vậy, cùng
Luật sư Xtìm hiểu“Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học”qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT




Module GVPT 11: Tạo mối quan hệ cha mẹ học sinh với các bên liên quan trong giáo dục

Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh

Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức, lối sống

Module GVPT 14: Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên

Module GVPT 15: Ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ trong giảng dạy và giáo dục

Ý nghĩa của giáo dục thường xuyên giáo viên tiểu học

Về nhận thức

Đào tạo và bồi dưỡng là giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình phát triển năng lực của người giáo viên. Ngay từ giai đoạn đầu đào tạo đã phải tạo ra tiềm lực không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt khi ra trường. Ngoài ra còn là nguồn “năng lượng” để họ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng liên tục và đáp ứng nhu cầu của sự phát triển giáo dục. Tiềm lực ban đầu chính là khả năng tự học. Bồi dưỡng là quy luật tất yếu tạo nên quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời của người giáo viên. Đó tính là tính chiến lược trong bồi dưỡng giáo dục.

Bạn đang xem: Tên các module bồi dưỡng thường xuyên tiểu học

Mục tiêu bồi dưỡng

BD để chuẩn hóa trình độ đào tạo
BD nâng cao trình độ trên chuẩn
BD cập nhật, bổ sung, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp
BD đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa
BD theo chuyên đề
BD giáo viên tập sự và nâng ngạch giáo viên

Hình thức bồi dưỡng

Việc lựa chọn hình thức phù hợp cần dựa trên các yếu tố: nội dung, phương pháp, mục đích. Tuy nhiên dù là hình thức nào thì tự học, bồi dưỡng theo đơn vị từng trường học là quan trọng nhất. Hình thức tự học hay nghiên cứu bài học được khẳng định là hình thức bồi dưỡng hiệu quả nhất trong nhiều mặt. Đây là kinh nghiệm được đúc kết qua rất nhiều tình huống và giảng dạy cụ thể. Khi Việt Nam vận dụng được tối ưu sẽ tạo ra đột phá mới trong chất lượng đội ngũ giáo viên cả nước.

Đánh giá hiệu quả

Để đổi mới chất lượng bồi dưỡng cần dựa vào hiệu quả tác động, làm chuyển biến học sinh cần phải tổ chức cho giáo viên trải nghiệm nghề nghiệp vận dụng tri thức thu được từ bồi dưỡng. Lấy quá trình bài học của giáo viên làm minh chứng cho sự chuyển biến năng lực nghề nghiệp sau bồi dưỡng sẽ cho ra nhiều kết quả và tạo ra hiệu quả nhất định.

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên có cần sự hiệu quả và thiết thực không?

Bồi dưỡng giáo viên (BDGV) là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cách tổ chức phải thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt ở từng địa phương cơ sở, đáp ứng được nhu cầu người học. Sau mỗi đợt bồi dưỡng, nhà trường nên có kế hoạch bồi dưỡng lại thông qua những hoạt động như hội giảng, hội thi… Công tác bồi dưỡng có thể thông qua thuyết trình, báo cáo của chuyên gia những cũng có thể thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành trong những buổi học, giờ giảng hàng ngày tại nhà trường. Để công tác BDGV đạt hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, giáo viên có sự tự nhận xét đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng bồi dưỡng, với chuyên gia.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn củaLuật sư Xvề vấn đề“Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học?”.Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, các module bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, xác minh tình trạng hôn nhân,….của luật sư X, hãy liên hệ0833102102

Câu hỏi thường gặp


Thời lượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được quy định như thế nào?

Theo quy định về bồi dưỡng thường xuyên thì mỗi giáo viên khi thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên phải đảm bảo thời lượng sau: Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, thông thường trong chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông. Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, tại chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học tức 40 tiết/năm học, với chương trình này hướng đến bồi dưỡng giáo viên về Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm


Các giải pháp bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục?

Xác định được tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên
Nội dung bồi dưỡng từ cơ sở thực tế và khảo sát nhu cầu hàng năm
Đầu tư xây dựng đội ngũ cốt cán
Tính trải nghiệm trong nội dung bồi dưỡng
Kiểm tra, đánh giá kết quả người học

*

Giới thiệu các mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2021

Có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mớicho giáo viên mỗi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) để phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đáp ứng Chương trình GDPT mới.

Các mô đun bồi dưỡngthực hiện Chương trình GDPT mới chogiáo viên cơ sở giáo dục phổ thônggiai đoạn 2019-2021nhằm hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018;Đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời của mỗigiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông,đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đồng thời, đây làcăn cứ quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nhằmphát triển nghề nghiệptheoyêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Các mô đun bồi dưỡng nàyáp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy ởtrường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú,gồm các nội dungbồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng trong cả nước.

Xin giới thiệu 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới chogiáo viên cơ sở giáo dục phổ thônggiai đoạn 2019-2021đối với mỗi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) như sau:

Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trìnhGDPT2018”gồm 6 nội dung:

1. Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018;

2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018;

3. Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018;

4. Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục môn học;

5. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học;

6. Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Mô đun2 “Sử dụng phương pháp dạy họcvà giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinhtiểu học/THCS/THPT” gồm3 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinhtiểu học/THCS/THPT;

2. Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018;

3. Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinhtiểu học/THCS/THPT.

Mô đun3 “Kiểm tra, đánh giáhọc sinhtiểu học/THCS/THPTtheo hướng phát triển phẩm chất,năng lực”gồm 4 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinhtiểu học/THCS/THPT;

2. Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kết quả đánh giá trong dạy học, giáo dục học sinh;

3.Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinhtiểu học/THCS/THPTvề phẩm chất, năng lực;

4. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

*

Giáo viên cốt cán tỉnh Phú Yên tham gia khoá bồi dưỡng GV cốt cán trong khuôn khổ Chương trình hra.edu.vn. Ảnh:Lê Huy.

Mô đun4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dụctheo hướng phát triểnphẩm chất,năng lực học sinhtiểu học/THCS/THPT”3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trườngtiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học;

3. Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong trườngtiểu học/THCS/THPT.

Mô đun5 “Tư vấn và hỗ trợ học sinhtiểu học/THCS/THPTtrong hoạt động giáo dục và dạy học”gồm 3 nội dung:

1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinhtiểu học/THCS/THPT(lồng ghép vào môn học/hoạt động giáo dục);

3. Xây dựng kênh thông tin về tư vấn hỗ trợ học sinhtiểu học/THCS/THPT.

Mô đun6 “Xây dựng văn hóa nhà trườngtiểu học/THCS/THPT”gồm 3 nội dung:

1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trườngtiểu học/THCS/THPT; vai trò của giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trườngtiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường, lớp học xây dựng niềm tin cho mọi học sinh, đồng nghiệp vào các giá trị cốt lõi đó;

3. Xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Mô đun7 “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đườngở trườngtiểu học/THCS/THPT”gồm3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học; vai trò của giáo viên;

2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trườngtiểu học/THCS/THPT;

3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trườngtiểu học/THCS/THPT.

Mô đun8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinhtiểu học/THCS/THPT” gồm3 nội dung:

1.Khái quát vai trò và lợi ích của sự gắn kết nhà trường với gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; trách nhiệm của giáo viên về vấn đề này;

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

3. Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trườngtiểu học/THCS/THPT.

Xem thêm: Danh Ngôn Châm Biếm Đàn Ông Lăng Nhăng, Ngoại Tình

Mô đun9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệtrongdạyhọc và giáo dục học sinhtiểu học/THCS/THPT” gồm3 nội dung:

1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinhtiểu học/THCS/THPT;

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trườngtiểu học/THCS/THPT;

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trườngtiểu học/THCS/THPT.