20 tuổi bạn chưa giàu thì có thể lỗi tại ba mẹ, nhưng 35 tuổi mà vẫn còn tư tưởng đó, thì thôi tắt màn hình đi!


1. Đúng là thành công của rất nhiều người giàu có là hình bóng của bố mẹ họ. Vì vậy, như ai đó từng nói "đằng sau không ai chống lưng, tuyệt đối không thể ngã xuống được". Hay nói cách khác thì"những đứa trẻ không mang theo ô thì phải cố mà chạy cho nhanh.

Bạn đang xem: Tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ

"

Nếu nhà bạn không giàu có thì bạn tuyệt đối càng phải gắng sức hơn. 20 tuổi bạn chưa giàu thì có thể lỗi tại ba mẹ, nhưng 35 tuổi mà vẫn còn tư tưởng đó, thì thôi tắt màn hình đi!

2. Có nhiều người định học lên cao, nhưng lại sợ quá già. Hãy thử nghĩ, nếu không làm, họ sẽ vẫn phải già đi...mà lại không có cái bằng để tiến thân.

Giữa cố gắng và hối hận vì đã bỏ cuộc sớm, bạn sẽ dằn vặt về cái nào hơn?

3. Nhà lập quốc Mỹ, Benjamin Franklin từng nói: "Có những người đã chết lúc 25 tuổi, nhưng đến 75 tuổi mới được đem chôn."

Hãy đảm bảo mình đừng chết ở tuổi 25. Sống cũng giống như điều khiển chiếc xe đạp. Chọn dừng lại nghĩa là bạn sẽ ngã.

4. Có một sự thật kỳ lạ là cứ những nơi nào người ta kinh doanh, học tập thì trước cửa toàn đỗ những chiếc ô tô hạng sang như BMW, còn trước cửa quán điện tử, trà đá, rượu chè thì toàn xe đạp điện, xe máy, xe đạp. (Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ)

Nói thế không có nghĩa bảo người nghèo lười biếng, mà là họ đang chăm chỉ sai chỗ. Bởi vậy, mà người giàu cứ tiếp tục giàu mà người nghèo vẫn cứ mãi nghèo.

Thành công cũng có những công thức, Google một phút sẽ có rất nhiều, bạn biết nhưng vẫn cứ lười và trì hoãn đó thôi.

5. Sinh viên thì bạn có thể nói vật chất không quan trọng, nhưng 25 tuổi vẫn còn tư tưởng đó thì bạn phải thay đổi ngay. Càng sống lâu, càng thấm nhiều, bạn sẽ nhận ra đời nhiều khi chỉ quan trọng mỗi chữ tiền tiền tiền tiền tiền...

6. "Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ", tôi từng đọc được đâu đó trên mạng. Thường đàn ông 35 tuổi mới bắt đầu lên đến đỉnh cao sự nghiệp, lúc đó cha mẹ đã quá già để đợi bạn báo ơn.

Cố gắng tăng tốc thành công để cha mẹ còn có ngày còn được nhờ ở bạn.

7. Đàn ông trưởng thành đừng có chuyện gì cũng đưa lên mạng. Dành cả tuổi thanh xuân của mình để cắm mặt vào màn hình đi "Like" ảnh của người khác là bạn đang lãng phí tuổi trẻ một đi không trở lại rồi đấy.

Đời có nhiều việc để làm hơn là ngồi chỉnh ảnh để sống ảo.



8. Trong bộ phim nổi tiếng một thời của Hàn Quốc, Reply 1988, có một câu vô cùng thấm: "Người lớn chỉ là đang chịu đựng. Chỉ là đang bận rộn chuyện của những con người trưởng thành. Chỉ là đang cố gắng tỏ ra mạnh mẽ để gánh vác trách nhiệm của tuổi tác. Người lớn cũng biết đau".

Đàn ông rất sợ để lộ những tổn thương của mình cho thiên hạ thấy, vì họ sợ bị coi là yếu mềm. Nhưng là con người thì ai chả phải có những nỗi đau.

Bạn có quyền kêu mệt, bạn có quyền than thở, nhưng đừng lâu quá là được.

9. Tôi từng đọc được trên mạng rằng "Bố mẹ cũng già rồi, cứ cho còn sống được 20 năm nữa đi. Mỗi năm con về thăm nhà một lần, hết Tết năm nay, chỉ còn 19 lần thôi."Đi xa rồi, bạn sẽ thấy gia đình không chỉ là một cái tên.

Ra ngoài đường, 1 cốc trà đá, 1 cái khăn ướt, người ta cũng chẳng cho không. Về nhà cơn ngon canh ngọt mẹ nấu, chẳng bao giờ kể công.

Tết này hãy cố tắt điện thoại và ở lâu với cha mẹ nhé, không còn nhiều dịp đâu.


Mảng tối đáng sợ của đứa "trẻ ngoan": Lời cảnh tỉnh những cha mẹ Việt chỉ mong con "gọi dạ, bảo vâng", chăm ngoan, học giỏi

”Tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”. Và tôi luôn trăn trở về 2 từ “hiếu thảo”, “giá mà”… Nuôi con không cần báo đáp nhưng sẽ thật sai lầm nếu cha mẹ không dạy con sống hiếu thảo.

Tôi đã đi qua bên kia cái dốc của cuộc đời. Ở tuổi hơn 40 vẫn bị cuộc đời quăng quật và đi từ có tất cả đến không còn gì, làm lại với hai bàn tay trắng lúc mà nhiều người gặt hái thành tựu. Nhưng tôi chưa bao giờ hối hận vì mình đã từng thất bại. Ở tuổi này, tôi vẫn còn đủ sức để bắt đầu lại mọi thứ. Điều bóp nghẹt trái tim tôi mỗi ngày là sai lầm của tôi đã khiến ba mẹ tôi phải lang thang hết nhà trọ này đến nhà trọ khác. Ở tuổi gần đất xa trời, ông bà bỗng mất nhà mất cửa vì đã thế chấp nhà cho con làm ăn. Những giọt nước mắt người già tủi phận trong đêm lo không có nơi yên chốn ổn để đặt linh cữu lúc nằm xuống.

Tôi chạnh lòng khi nghĩ đến câu nói: “Tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”. Và tôi luôn trăn trở về 2 từ “hiếu thảo”, “giá mà”…

*

Giá mà tôi đừng “lợi dụng” tình yêu con vô điều kiện của ba mẹ để gợi ý “nhờ vả”. Giá mà tôi đừng bất hiếu, ích kỷ, biết nghĩ cho cha mẹ nhiều hơn, không “lôi” ba mẹ vào công việc làm ăn của tôi thì đâu nên nỗi ông ba phải lận đận tuổi xế chiều. Nhưng thời gian không phải như không gian với nhiều chiều kích, thời gian chỉ có một chiều. Nó cứ trôi về phía trước, buộc chúng ta không có cơ hội quay lại để làm mọi thứ nguyên vẹn như cũ. Chúng ta chỉ có thể rút ra kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm đó ở hiện tại, tương lai. Và chúng ta buộc phải hối hận, sống với nỗi giày vò mỗi ngày trước khi bước lên một bậc tiến hóa cao hơn sau khi học bài học của thất bại.

Cái giá phải trả cho sai lầm đôi khi quá đắt, đắt nhất là liên lụy đến gia đình, cha mẹ. Chữ hiếu tôi chưa trả được một ngày mà còn để ông bà ra nông nỗi thật cảm thấy tủi hổ.


Hôm nay, đọc lại một tin báo đã cũ nhưng lòng nghẹn ngào. Một người mẹ Trung Quốc 80 tuổi, trong bức thư tuyệt mệnh đã viết bà hối hận vì đẻ 4 con trai. Nếu có kiếp sau, bà mong họ đừng gọi mình là mẹ lần nữa. Nguyên nhân là bà cảm thấy tủi thân vì bị con cái bỏ rơi, hắt hủi, không phụng dưỡng chăm sóc lúc về già.

Hiếu nghĩa là trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Đó là bài học vỡ lòng mà tất cả mọi người đều được học. Hãy nghĩ mà xem, bất kỳ ai làm gì cho chúng ta dù chỉ là việc nhỏ ta cũng vội cảm ơn, thậm chí mong có dịp thể hiện sự “có qua có lại”. Trong khi đó, cha mẹ cho ta hình hài, thức khuya dậy sớm chăm cho ta từ khi đỏ hỏn đến khi trưởng thành, rồi chăm cả đến con cái của ta, không tiếc với ta thứ gì, sẵn sàng cho ta mọi thứ từ của cải vật chất thậm chí cho đến sinh mạng. Vậy mà, hiếm khi nào ta nói lời cảm ơn với cha mẹ. Và rất nhiều người trong chúng ta chưa lo được cho cha mẹ một ngày.

Xem thêm: Chi Tiết Thông Số Kỹ Thuật Honda City 2017 Bản 1, Thông Số Kỹ Thật Honda City 1


Hẳn nhiên cha mẹ đẻ con ra và nuôi con lớn khôn, không hề kỳ vọng con trả hiếu. Điều mong mỏi lớn nhất của cha mẹ là nhìn thấy con cái thành đạt, sống hạnh phúc. Nhưng hiếu thảo chính là một phẩm chất chất cần phải có ở mỗi người. Tuy yêu thương con cái là thứ tình yêu bản năng, vô điều kiện nhưng càng yêu con càng phải dạy con sống hiếu thảo.